Wednesday, December 23, 2020

CÁCH TÍNH ĐỘ DỐC MÁI TÔN ĐÚNG KỸ THUẬT

subrice-QCYB.jpg

Khi xây dựng các công trình kiến trúc sử dụng mái tôn, tính toán độ dốc mái tôn là một yếu tố quan trọng. Nó đảm bảo việc thoát nước nhanh chóng, tránh tình trạng nước ứ đọng, tràn sóng gây ra thấm dột, ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Vậy, độ dốc mái tôn được tính toán như thế nào? Làm sao để đảm bảo độ dốc của mái tôn đúng kỹ thuật, tiêu chuẩn kiến trúc? Hãy cùng theo dõi bài viết hôm nay của QUẢNG CÁO - NỘI THẤT - SỰ KIỆN TRUNG NGUYÊN - HOTLINE: 0967 101 101
1. Khái niệm độ dốc mái Trong tiêu chuẩn xây dựng tại Việt Nam, cũng như trong cuộc sống hàng ngày chúng ta gặp rất nhiều khái niệm về độ dốc, như: Độ dốc mái tôn, độ dốc mái ngói, độ dốc tầng hầm, độ dốc thoát sàn,…. Độ dốc của mái tôn là độ nghiêng của mái nhà khi hoàn thiện so với mặt phẳng. Đây chính là tỉ số giữa chiều cao của mái với chiều dài của mái
Tiêu chuẩn độ dốc này nhằm mục đích phục vụ cho việc thoát nước, không lãng phí vật liệu và để việc sử dụng, đi lại thêm thuận tiện, dễ dàng hơn. Bên cạnh đó nó còn đem tới sự hợp lý, ấn tượng về cả mặt thẩm mỹ cho mái nhà. 2. Tiêu chuẩn độ dốc mái tôn cho từng kiểu công trình Tỷ lệ phần trăm độ dốc mái tôn phải phù hợp với kết cấu công trình, nó phải thay đổi tùy theo từng thiết kế làm sao để đáp ứng hiệu quả cao nhất. Một số tiêu chuẩn về độ dốc mái tôn phù hợp với từng kết cấu công trình kiến trúc. 2.1. Độ dốc mái tôn cho nhà cấp 4 Nhà cấp 4 là loại hình nhà ở phổ biến và được ưa chuộng hiện nay, đặc biệt là ở nông thôn. Nhà cấp 4 thường được xây dựng trên diện tích mặt bằng rộng. Vì vậy, độ dốc mái tôn của loại nhà này cũng khá lớn để cân xứng với ngôi nhà. Theo các kiến trúc sư, độ dốc nhà cấp 4 mái tôn tối đa là 20% và tối thiểu là 10%. 2.2. Tiêu chuẩn độ dốc mái tôn cho nhà ống Đặc trưng mặt bằng của nhà ống ở nước ta là chiều rộng nhỏ, chiều dài lớn. Nếu thi công mái tôn cho nhà ống kết hợp khung thép và mái tôn cho tầng thượng. Bởi vậy, không nên lợp mái tôn có độ dốc lớn, sẽ làm mất thẩm mỹ công trình, mái tôn nhô cao sẽ không giảm được tiếng ồn khi trời mưa. Theo lời khuyên từ các chuyên gia, độ dốc mái tôn nhà ống từ 10 – 15% là hợp lý nhất. Ngoài ra, còn tùy thuộc vào dòng tôn gia chủ sử dụng là gì, kết hợp với kết cấu công trình mà tính toán độ dốc mái cho hợp lý, an toàn mà đẹp nhất.
2.3. Tiêu chuẩn độ dốc mái tôn nhà xưởng Nhà xưởng phục vụ cho quá trình sản xuất, gia công diện tích thường rất lớn. Nếu sử dụng mái lợp tôn, tiêu chuẩn độ dốc tối đa là 30% và tối thiểu là 8 - 10%. Ngoài tiêu chuẩn về độ dốc, khi thi công mái tôn cho nhà xưởng cũng phải chú ý đảm bảo đúng tiêu chuẩn vật liệu. Ốc vít lợp mái tôn nên chọn các loại làm từ thép không gỉ mạ crom. Mặt khác, nên kết hợp thêm keo kết dính trong quá trình lợp mái. 3. Các tính độ dốc mái tôn Để chọn được con số đẹp nhất cho độ dốc mái tôn chúng ta cần tính toán cẩn thận. Chú ý đến loại tôn sử dụng là tôn sóng 5 lớp, 7 lớp hay 11 lớp, là sóng cao hay sóng thấp. Bên cạnh đó là chiều dài mái tôn cần thoát nước và suy xét đến tính thẩm mỹ của công trình, đặc biệt là nhà ở. 3.1. Cách tính độ dốc mái tôn Trong phần khái niệm chúng ta đã đề cập tới, độ dốc mái là tỉ số giữa chiều cao và chiều dài của mái. Công thức tính độ dốc thoát nước của mái tôn là: i = H/L x 100%. Trong đó: • i là độ dốc • H là chiều cao mái • L là chiều dài của mái. Ví dụ, ta có chiều cao mái là 1m, chiều dài mái là 10m. Tính theo công thức trên sẽ là: i = 1/10 x 100% = 10% Độ dốc mái tôn sóng vuông. Ảnh: Internet 3.2. Cách tính góc dốc của mái tôn Góc dốc mái tôn và hầu hết tiêu chuẩn độ dốc mái ngói, mái blu cũng được tính theo công thức sau: alpha = arctan (H/L)/3,14 x 180. Chúng ta lấy một ví dụ cụ thể: Độ dốc mái là 10%, chiều cao mái là 1m (H), chiều dài là 10m (L). Áp dụng vào công thức ta có: alpha = arctan (1/10)/3,14 x 180 = 5,7 độ. 3.3. Lưu ý về độ dốc mái tôn 100% Độ dốc mái 100% không phải là mái có góc vuông 90 độ như nhiều người vẫn nhầm tưởng. Mái đốc 100% có góc đốc là 45 độ. Khi đó, chiều cao và chiều dài của mái là bằng nhau. Để kiểm tra, chúng ta có hai công thức sau: • Độ dốc 100% = H/L x 100% • Góc dốc = arctan (1) /3,14 x 180 Thử lấy một ví dụ để kiểm tra, ta có: Độ đốc mái H/L x 100% = 100%, vậy H/L = 1. H = L (chiều cao = chiều dài). Về góc dốc mái lợp tôn, lợp ngói,… ta có: alpha = arctan (1)/3,14 x 180 = 45. Vậy alpha sẽ bằng 45 độ. Với những chia sẻ của QUẢNG CÁO - NỘI THẤT - SỰ KIỆN TRUNG NGUYÊN - HOTLINE: 0967 101 101 hi vọng bạn sẽ có sự chuẩn bị trước khi xây dựng.
| Trong thời gian chờ load link hãy bấm xem video để ủng hộ Quảng Cáo Yên Bái | Thank For Watching |


SHARE THIS

Author:

THÔNG TIN LIÊN HỆ Office: Đ. Nguyễn Tất Thành - Tp. Yên Bái Điện thoại: 0378 166 999 Hotline: 0967 101 101 Email: quangcaoyenbai.com@gmail.com

0 nhận xét: